Thay đổi quan trọng nhất về chuyển tuyến BHYT có hiệu lực từ năm 2025

Một số điểm mới trong chuyển tuyến BHYT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024, số 51/2024/QH15, người dân cần nắm rõ.

Chuyển tuyến BHYT được thực hiện linh hoạt hơn

Linh hoạt từ việc đổi tên Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế 2008 từ “Chuyển tuyến điều trị” sang “Chuyển người bệnh giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế” tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024.

Theo đó, tại Luật sửa đổi quy định việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo yêu cầu chuyên môn và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Và Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quy định:

– Việc chuyển người bệnh về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu để điều trị, quản lý, theo dõi đối với các bệnh mạn tính, bao gồm cả việc sử dụng thuốc, thiết bị y tế và dịch vụ kỹ thuật y tế đã được kê đơn, chỉ định theo năng lực chuyên môn của cơ sở nơi điều trị, quản lý, theo dõi bệnh mạn tính;

– Chi tiết việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định thuộc thẩm quyền của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng dưới đây.

Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc chuyển người bệnh thuộc thẩm quyền quản lý giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền quản lý.

Hiện hành: Điều 27 Luật BHYT 2008 quy định về chuyển tuyến điều trị trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Như vậy, Luật sửa đổi còn bổ sung quy định về chuyển người bệnh về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu để điều trị, quản lý, theo dõi đối với các bệnh mạn tính.

bhyt-3-1735529790.jpg

2 thay đổi quan trọng về chuyển tuyến BHYT có hiệu lực từ năm 2025, người dân cần biết. Ảnh minh

Thay đổi cơ quan thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Khoản 25 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 đã bổ sung khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm y tế 2008.

Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là cơ quan thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp với người có thẻ bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:

– Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

– Khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định về thực hiện thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Điều 28 của Luật này;

– Trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

Quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 31 Luật BHYT 2008 thì tổ chức bảo hiểm y tế sẽ là cơ quan thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp nêu trên.

Về mức hưởng BHYT khi tự đi KCB

Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật BHYT thì trường hợp bạn tự đi KCB không đúng tuyến tại Bệnh viện E (là bệnh viện tuyến Trung ương) và có thực hiện đầy đủ thủ tục KCB BHYT đúng quy định (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh) thì sẽ được quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ của bạn; không được quỹ BHYT thanh toán trong trường hợp KCB ngoại trú.

 Minh Khuê (t/h)