Những dấu hiệu cảnh báo suy tim dễ bị bỏ qua

Suy tim nghiêm trọng nhưng có thể kiểm soát nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh nhân cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ và thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe.

Sưng phù ở chân cũng có thể là dấu hiệu của suy tim. Ảnh: Healthline

Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đây là một bệnh lý mạn tính nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây suy tim

Suy tim có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Bệnh động mạch vành: Khi các động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn, điều này có thể làm giảm lượng máu đến tim, gây ra suy tim.

Tăng huyết áp: Huyết áp cao kéo dài có thể làm cho tim phải hoạt động quá mức, dẫn đến suy yếu cơ tim.

Bệnh van tim: Nếu các van trong tim không hoạt động đúng cách, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến suy tim.

Bệnh cơ tim: Bất kỳ tổn thương nào đến cơ tim, bao gồm bệnh mắc phải như viêm cơ tim hay các bệnh di truyền như cơ tim giãn, bệnh cơ tim hạn chế… đều có thể gây suy tim.

Các bệnh lý khác: Đái tháo đường, béo phì, hoặc các bệnh về phổi cũng có thể gây ra suy tim.

Triệu chứng suy tim

Suy tim có thể biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Khó thở: Đặc biệt là khi gắng sức hoặc khi nằm xuống, cơn khó thở kịch phát về đêm.
  • Mệt mỏi: Do tim không bơm đủ máu đến các cơ quan.
  • Phù: Sưng ở chân, mắt cá chân hoặc bụng do sự tích tụ của dịch.
  • Tim đập nhanh hoặc không đều: Để bù đắp cho khả năng bơm máu giảm.
  • Ho khan, dai dẳng: Do dịch tích tụ trong phổi.

Điều trị suy tim

Mục tiêu của việc điều trị suy tim là làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Sử dụng thuốc: Hiện nay, với sự phát triển của các nhóm thuốc mới, việc điều trị suy tim có nhiều cải thiện đáng kể, là ánh sáng nơi cuối con đường trong người bệnh.

Với sự phát triển của các nhóm thuốc mới, việc điều trị suy tim có nhiều cải thiện đáng kể. Ảnh: Thelocal.

benh suy tim anh 1

benh suy tim anh 1
Với sự phát triển của các nhóm thuốc mới, việc điều trị suy tim có nhiều cải thiện đáng kể. Ảnh: Thelocal.

Thay đổi lối sống:

  • Kiểm soát chế độ ăn uống: Giảm lượng muối và hạn chế nước uống để giảm sự tích tụ dịch.
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng: Nhằm duy trì sức khỏe tổng thể mà không làm tăng gánh nặng cho tim.
  • Tránh các yếu tố gây căng thẳng: Giúp giảm gánh nặng lên tim.

Can thiệp y học: Bệnh nhân có thể cần cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim khi có rối loạn nhịp nguy hiểm. Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề xuất thay van tim hoặc phẫu thuật ghép tim.

Phòng ngừa suy tim

Để giảm nguy cơ mắc suy tim, mọi người có thể thực hiện các biện pháp sau:

– Kiểm soát huyết áp: Điều chỉnh huyết áp thông qua việc ăn uống và tập luyện.

– Quản lý bệnh lý nền: Điều trị tốt các bệnh lý nền như đái tháo đường, béo phì và bệnh động mạch vành.

– Tập thể dục đều đặn: Tăng cường sức khỏe tim mạch.

 Bỏ thuốc lá và giảm tiêu thụ rượu bia: Giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Đặc biệt, bệnh nhân suy tim cần chú ý những điều dưới đây để kiểm soát bệnh và không diễn tiến xấu:

– Tuân thủ điều trị: Bệnh nhân cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị do bác sĩ đề xuất.

– Theo dõi triệu chứng: Thường xuyên kiểm tra cân nặng, huyết áp và báo cáo cho bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi nào.

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế muối, chất béo và đường.