Có 2 loại cá dân dã, rất quen thuộc trong bữa cơm của người Việt nhưng trong Đông Y lại sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Cá là một trong những thực phẩm lành mạnh chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: protein, vitamin D và đặc biệt là axit béo omega-3 – chất béo quan trọng đối với cơ thể và não bộ của con người.
Tuy nhiên, không phải ăn loại cá nào cũng có thể đem lại hiệu quả sức khỏe cơ thể. Có 2 loại cá dân dã, rất quen thuộc trong bữa cơm của người Việt nhưng trong Đông Y lại sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thậm chí còn được xếp vào danh sách thuốc bổ thượng phẩm.
Cá chép
Cá chép (tên khoa học là Cyprinus carpio, từ cá chép trong tiếng Hy Lạp nghĩa là mắn con) là một loài cá nước ngọt phổ biến ở Việt Nam. Trong y học cổ truyền Cá Chép còn được gọi là Lý Ngư.
Ngoài công dụng là thức ăn ngon với giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn có tác dụng chữa bệnh tốt. Trong Đông y, thịt cá, vây cá, mật cá và đầu cá chép đều được sử dụng để làm thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai…
Theo TS Nguyễn Kiêm Sơn, phòng Tài nguyên Môi trường nước, Viện Tài nguyên sinh vật cũng, theo tài liệu của Hải Thượng Lãn Ông, có khoảng 60 loài cá có khả năng làm thuốc. Trong đó, cá chép là loài bổ dưỡng với phụ nữ.
Thịt cá chép có vị ngọt, tính bình có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ. Dùng cho các trường hợp phù thũng bụng phù trướng, hai chân phù nề, vàng da, ứ tắc sữa… Vảy cá có tính bình, tác dụng cầm máu. Mật cá có vị đắng tính lạnh, không độc, có tác dụng thông ứ.
Theo các nghiên cứu khoa học mới nhất cũng cho thấy việc ăn cá chép cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cá chép giàu các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: protein amino acid, omega-3, eicosapentaenoic acid (EPA) có tác dụng làm giảm chất béo trong máu, phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, chống ung thư.
Ngoài ra, trong cá chép còn chứa các chất đạm, chất béo, photpho, vitamin nhóm B (B1, B3, B5, B6, B9, B12) tốt cho quá trình tạo máu, vitamin A, vitamin E, viatamin K, PP, lysine, sắt, kẽm, kali, magiê, selen, leucine…và hàm lượng niacin rất cao.
Cá chạch
Trong sách Bản Thảo Cương Mục của thầy thuốc Lý Thời Trân có ghi chép rằng: Cá chạch có vị ngọt tính bình, giúp bổ khí huyết, trang dương, thanh nhiệt. Đặc biệt, cá chạch bổ ngang nhân sâm dưới nước, bởi vậy mới có câu nói “trên trời có bồ câu, dưới nước có chạch”.
Chạch chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin, niacin, sắt, phốt pho, canxi… Đặc biệt, tỉ lệ canxi trong chạch còn cao gấp 6 lần cá chép, hàm lượng vitamin B1 cao gấp 3-4 lần cá diếc.
Ngoài ra, cá chạch rất thích hợp dùng cho phụ nữ, người có thể trạng yếu, hay đổ mồ hôi đêm, người bị viên gan cấp tính, lở ngứa ngoài da.
Loài cá chạch rất giàu protein và nguyên tố vi lượng sắt, rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu. Đặc biệt phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt ăn chạch rất tốt vì được bổ sung máu. Bên cạnh đó, cá Chạch còn có một tác dụng kỳ diệu là giúp tỉnh táo, giảm tác hại của rượu đối với gan, những người hay uống rượu nên ăn nhiều chạch.
Cá chạch có tác dụng rõ rệt đối với việc giảm vàng da, đặc biệt là trong bệnh viêm gan cấp tính. Nó cũng có tác dụng đáng kể trong việc phục hồi chức năng gan.
Lưu ý khi ăn cá chạch
Cá chạch nếu nấu chung với giấm, hay mơ khô dễ gây độc ngộ độc do độc tố gây ra. Nếu ăn chung với gan còn có thể bị gây ra bệnh phong.
Cá chạch là loài cá dinh dưỡng và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, để cá khi chế biến không còn nhớt và bị tanh bạn chỉ cần sử dụng các nguyên liệu đơn giản có sẵn trong căn bếp nhà mình như: Tro bếp, nước nóng, lá chuối,… chỉ cần dùng chúng rửa sơ qua hoặc chà trực tiếp lên cá sẽ sạch được nhớt.
Bài viết
Thiên An