Về vấn đề này, chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh (THƯ VIỆN PHÁP LUẬT) xin trả lời như sau:
Trong trường hợp bố, mẹ chồng chết mà không để lại di chúc thì theo quy định Điều 650 Bộ luật Dân sự, di sản được chia thừa kế theo pháp luật (chia theo hàng thừa kế). Cụ thể, những hàng thừa kế theo pháp luật (Điều 651 Bộ luật Dân sự) bao gồm:
(i) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; (ii) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
(iii) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo quy định trên thì con dâu không được liệt kê trong các hàng thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, tại Điều 652 Bộ luật Dân sự cũng có quy định về trường hợp thừa kế thế vị như sau:
Như vậy, con dâu không được hưởng thừa kế di sản từ cha mẹ chồng khi chia thừa kế theo pháp luật (nếu tại thời điểm người chồng còn sống).
Mặc dù không thuộc hàng thừa kế nào của cha mẹ chồng nhưng người con dâu vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp người chồng (con trai của người để lại di sản thừa kế) chết sau khi cha mẹ chết.
Ngoài ra, nếu trong quá trình quản lý nhà đất, người con dâu có công sức đóng góp trong việc giữ gìn và tôn tạo thì có thể yêu cầu trích một phần của nhà đất để thanh toán cho công sức này. Nếu các bên không thể thống nhất được thì có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu phân chia di sản thừa kế.