Điều kiện để được BHYT thanh toán trực tiếp chi phí mua thuốc khi bệnh viện thiếu thuốc

SKĐS – Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế, thuốc hay vật tư y tế được bác sĩ kê đơn nhưng bệnh viện không sẵn có, bệnh nhân tham gia BHYT tự mua bên ngoài sẽ được BHYT thanh toán từ đầu năm 2025.

Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh vừa được Bộ Y tế ban hành.

Tại Điều 3 Thông tư 22 đã quy định về điều kiện thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh.

Theo đó, tại thời điểm kê đơn thuốc, chỉ định sử dụng thiết bị y tế phải bảo đảm 5 điều kiện theo quy định sau:

Điều kiện để được BHYT thanh toán trực tiếp chi phí mua thuốc khi bệnh viện thiếu thuốc- Ảnh 1.

Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế, thuốc hay vật tư y tế được bác sĩ kê đơn nhưng bệnh viện không sẵn có, bệnh nhân tham gia BHYT tự mua bên ngoài sẽ được BHYT thanh toán từ đầu năm 2025.

Thứ nhất, không có thuốc, thiết bị y tế do đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được duyệt..

Đồng thời, tại cơ sở khám chữa bệnh không có thuốc thương mại nào chứa hoạt chất mà người bệnh được kê đơn hoặc cùng hoạt chất nhưng khác nồng độ hoặc hàm lượng hoặc dạng bào chế hoặc đường dùng và không thể thay thế để kê đơn cho người bệnh.

Với thiết bị y tế là khi không có thiết bị y tế mà người bệnh được chỉ định sử dụng và không có thiết bị y tế để thay thế

Thứ haikhông chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Tình trạng sức khỏe, bệnh lý người bệnh được xác định không đủ điều kiện để chuyển; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang khám và điều trị đang trong thời gian cách ly y tế theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang khám và điều trị là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Thứ ba, không thể điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật. vi quyền lợi của người tham gia BHYT.

Thứ tư, thuốc, thiết bị y tế được kê đơn, chỉ định sử dụng phải phù hợp với phạm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đã được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.

Thứ năm, thuốc, thiết bị y tế được kê đơn, chỉ định sử dụng phải thuộc phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT.

Điều kiện để được BHYT thanh toán trực tiếp chi phí mua thuốc khi bệnh viện thiếu thuốc- Ảnh 2.

Để được thanh toán BHYT, Bộ Y tế nêu rõ, người mua cần xuất trình với cơ quan BHXH đơn thuốc, vật tư y tế được bác sĩ chỉ định, hợp lệ làm căn cứ thanh toán trực tiếp cho người bệnh bằng với chi phí họ đã mua trong vòng 40 ngày.

Để được thanh toán BHYT, Bộ Y tế nêu rõ, người mua cần xuất trình với cơ quan BHXH đơn thuốc, vật tư y tế được bác sĩ chỉ định, hợp lệ làm căn cứ thanh toán. Cơ quan BHXH có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, thanh toán trực tiếp cho người bệnh bằng với chi phí họ đã mua trong vòng 40 ngày.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trường hợp người bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để khám và điều trị trước ngày thông tư này có hiệu lực nhưng kết thúc điều trị sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định của Thông tư này.

Trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống liên quan đến vấn đề thanh toán trực tiếp chi phí mua thuốc, thiết bị y tế cho người tham gia BHYT vừa được Bộ Y tế ban hành, ThS.DSCKII Nguyễn Thị Bích Nga – Trưởng Khoa Dược – Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM cho rằng Thông tư 24 của Bộ Y tế đáp ứng nguyện vọng mong mỏi của người dân, đặc biệt là đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.

Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM trung bình điều trị khoảng 2.000 bệnh nhân nội trú, tuy nhiên bà Nga cũng thông tin thêm, thời gian qua tại cơ sở y tế này chưa có trường hợp người bệnh tham gia BHYT phải mua thuốc bên ngoài.