5 sai lầm khi chạy bộ khiến khớp yếu đi và cách khắc phục

SKĐS – Chạy bộ rất quan trọng cho sức khỏe nhưng lại có thể nguy hiểm cho khớp, nếu chạy không đúng cách

Đối với nhiều người đang cố gắng để có được thể chất khỏe mạnh hơn, chạy bộ là một lựa chọn phù hợp vì tính dễ tiếp cận và dễ dàng thực hiện.

Chạy bộ có nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kỹ thuật chạy không đúng có thể dẫn đến các chấn thương như bong gân mắt cá chân, gãy xương do căng thẳng, đau đầu gối hoặc có thể gây mất cân bằng cơ và đau lưng. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng nhiều người chạy bộ vô tình đã làm tăng nguy cơ bị đau khớp.

Bằng cách tránh 5 sai lầm dưới đây, có thể giúp bảo vệ khớp và gặt hái được nhiều lợi ích sức khỏe từ chạy bộ:

1. Sải bước quá dài khi chạy bộ

Độ dài sải chân quá lớn, đặc biệt là ở đầu gối, có thể dẫn đến gia tăng áp lực tác động lên khớp. Theo thời gian, sự căng thẳng lặp đi lặp lại này có thể góp phần gây ra chứng viêm khớp và thoái hóa khớp.

Để giảm thiểu rủi ro này, hãy duy trì sải chân ngắn hơn, tự nhiên hơn khi chạy.

6 công dụng của việc chạy bộ thường xuyên mang lại cho bạn

Chạy bộ là một bài tập cơ bản nhằm mục đích rèn luyện thể chất và lối sống lành mạnh.

2. Bỏ qua cơn đau

Bỏ qua sự khó chịu là sai lầm phổ biến của những người đam mê chạy bộ. Mặc dù việc thử thách bản thân là điều cần thiết nhưng việc bỏ qua cơn đau khớp mạn tính có thể khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Hãy lắng nghe cơ thể mình và tìm kiếm lời khuyên y tế khi cảm thấy khó chịu trong hoặc sau khi chạy bộ.

3. Không thực hiện khởi động và hạ nhiệt

Không thực hiện các bài tập khởi động và hạ nhiệt thích hợp có thể làm tăng khả năng chấn thương khớp. Kết hợp các bài tập giãn cơ để phục hồi và linh hoạt sau khi chạy giúp giảm căng thẳng khớp.

Các bài tập này cũng được thực hiện khởi động trước khi chạy, chuẩn bị cho cơ và khớp hoạt động, tránh chấn thương khi chạy bộ.

4. Chạy sai kỹ thuật

Kỹ thuật chạy không đúng có thể gây thêm căng thẳng cho khớp và làm tăng nguy cơ chấn thương. Cần giải quyết các lỗi kỹ thuật phổ biến như ngả người quá mức, khom người khi chạy…

Tư vấn của chuyên gia vật lý trị liệu hoặc huấn luyện viên chạy bộ có thể giúp đánh giá và cải thiện hình thức chạy của bạn, giảm căng thẳng cho khớp.

Tổng hợp hình ảnh đau xương khớp để nhận biết và điều trị

Kỹ thuật chạy không đúng có thể gây thêm căng thẳng cho khớp và làm tăng nguy cơ chấn thương.

5. Giày dép không phù hợp

Giày không vừa vặn hoặc không hỗ trợ tốt, có thể làm tăng sức căng khớp do khả năng hấp thụ tác động không đủ. Do đó, cần lựa chọn giày phù hợp, có thể thúc đẩy tư thế và dáng đi của bàn chân tự nhiên hơn.

Sải bước quá mức, kỹ thuật kém và bỏ qua cơn đau có thể dẫn đến các chấn thương như bong gân mắt cá chân. Giày dép phù hợp và khởi động – hạ nhiệt đúng cách là rất quan trọng đối với sức khỏe khớp và ngăn ngừa chấn thương.

Lưu ý khi chạy bộ

Để nâng cao hiệu suất chạy tổng thể, việc kết hợp các bài chạy với tốc độ cao (như chạy tempo) vào chế độ tập luyện mỗi tuần một lần sẽ rất có lợi.

Chạy tempo là một phương pháp tập luyện chạy bộ để cải thiện sức bền và tốc độ cho người chạy, thường được thực hiện với tốc độ nhanh hơn tốc độ chạy bình thường, nhưng cũng không quá nhanh để có thể duy trì trong thời gian dài (thường là trong khoảng từ 20 đến 40 phút), với mục đích tập trung vào cải thiện năng lượng và sức bền cho các quãng đường dài hơn.

Tốc độ chạy tempo của mỗi người có thể khác nhau, phụ thuộc vào khả năng và trình độ tập luyện của từng người.

Bằng cách thực hiện các chiến lược này và chú ý đến các tín hiệu của cơ thể, bạn có thể biến trải nghiệm chạy bộ thành một trong những chuyển động có chánh niệm và có lợi cho sức khỏe.