3 người phụ nữ nhiều chồng nhất miền Tây, tất cả sống hòa thuận và coi như ruột thịt

Cả 3 người phụ nữ này đều nhiều chồng, được yêu thương và chăm sóc tận tình.

Gia đình 1 vợ – 3 chồng ở Hậu Giang

Chị Tám (53 tuổi) hiện sống cùng anh Hai (người chồng đầu tiên – PV) và anh Phúc (người chồng thứ 2 – PV), còn người chồng thứ 3, còn nhỏ tuổi đang sinh sống tại Tây Ninh. Sau đợt dịch COVID-19, gia đình chị xáo trộn khá nhiều.

Xưa tôi cùng anh Hai, anh Phúc làm công việc gom rác. Cứ sáng sớm, chúng tôi sẽ cùng lên xe rồi ai làm việc nấy: Hai phụ trách lái xe, còn tôi  và Phúc ở phía sau gom rác lên xe rồi mang về khu tập kết. Công việc đó dù vất vả nhưng đồng lương ổn định.

Vậy mà dịch bùng phát, chúng tôi thất nghiệp thời gian dài. Đây cũng là thời điểm chúng tôi khó khăn nhất chưa từng thấy”, người phụ nữ Hậu Giang bộc bạch.

3 người phụ nữ nhiều chồng nhất miền Tây, tất cả sống hòa thuận và coi như ruột thịt Ảnh 1
Chị Tám và anh Hai, anh Phúc.

COVID-19 lắng xuống, chị Tám cùng hai người chồng chẳng thể quay trở lại công việc bình thường. Chị quyết định vay mượn tiền lấy vốn buôn bán hến ở chợ. Còn hai người chồng bán vé số khắp vùng với mức thu nhập đủ ăn.

Chúng tôi không sợ khổ bởi ông trời không bao giờ chặn đường sống của ai cả. Ví dụ như không làm nghề thu gom rác thì tôi buôn bán, hai chồng đi bán vé số ngày 100 tờ. Điều tôi sợ nhất chính là ngã bệnh, lúc ấy khổ trăm bề. Vì thế tôi chỉ mong trời thương cho mình và 3 ông chồng khoẻ mạnh thôi“, chị Tám tâm sự.

Ba người chồng – có lẽ nhiều người nghĩ chị Tám rất khó khăn khi phải sẻ chia tình cảm. Nhưng chị lại làm điều đó rất đơn giản, công bằng và chẳng thiên vị ai cả. Nếu chồng 3 ghé chơi, chị sẽ dành thời gian bù đắp tình cảm, thẳng thắn nói với hai người còn lại mà không hề ngại ngùng.

Nhắc đến chuyện chị là người chủ động tán tỉnh cả 3 người chồng hay sao, chị cười bảo rằng họ mới là người ngỏ lời yêu thương trước. Chị không hiểu vì sao mình vừa xấu vừa nghèo lại có hẳn 3 người đàn ông theo đuổi. “Có lẽ tôi có 3 người chồng do nghèo mà ra. Nhiều người bảo tôi bao biện, đổ lỗi cho cái nghèo để lấp liếm ham muốn của bản thân. Họ đâu có ở trong hoàn cảnh của tôi mà thấu hiểu và cảm thông chứ”, chị Tám bộc bạch.

Một vợ – 2 chồng ở Sóc Trăng

Chị Quy (36 tuổi) làm nghề nhặt ve chai cùng chồng lớn tên Thảo (55 tuổi) và chồng nhỏ là Phi (34 tuổi). Chị kể anh Thảo xưa bốc vác xi măng hoặc làm hợ hồ nhưng sức khỏe không cho phép, cũng nghỉ để đi nhặt ve chai. Cuộc sống của vợ chồng chị không mấy khá giả nhưng tạm chấp nhận số phận vì có than có buồn có oán hận cũng chẳng giải quyết được gì.

Chị Quy và anh Thảo có với nhau 3 đứa con nhưng gửi cho mấy người em nuôi giùm. Sau đó anh sang Campuchia làm thuê, đi phơi khô cho người ta rồi bị bán ra biển suốt thời gian dài. Khi ấy anh chẳng biết liên lạc với vợ con ở quê nhà như thế nào, đành chờ đợi ngày được giải cứu.

3 người phụ nữ nhiều chồng nhất miền Tây, tất cả sống hòa thuận và coi như ruột thịt Ảnh 2
Chị Quy và anh Thảo (sơ mi kẻ), anh Phi (phông trắng).

Lúc này chị Quy ở nhà chạy vạy khắp nơi ngóng tin chồng nhưng vặt vô âm tín. Thậm chí có người còn nói rằng chồng chị đã chết nơi đất khách quê người. Chị đau đớn và bất lực khi nhận tin chồng đã qua đời.

Người phụ nữ chìm đắm trong cơn đau mất chồng một thời gian, sau đó gắng gượng đứng dậy tiếp tục nghề nhặt ve chai, kiếm tiền nuôi các con. Một lần chị bán ve chai cho Phi rồi nảy sinh tình cảm, dọn về sống chung với nhau như vợ chồng.

Một ngày, anh Thảo bỗng quay trở về nhà trước sự ngỡ ngàng của người dân trong ấp. Còn chị Quy mừng rỡ, cứ ngỡ chồng “chết đi sống lại”.

Tôi bất ngờ khi thấy vợ sống chung với người đàn ông khác. Nhưng khi nghe mọi người thuật lại tất cả những gì xảy ra, tôi liền cảm ơn cậu ấy đã chăm sóc vợ con tôi suốt thời gian vắng nhà. Tôi còn đưa ra quyết định sẽ sống chung với cậu ấy trong một nhà.

Chúng tôi ăn chung, ngủ chung và không hề có bất cứ tranh cãi gì cả. Tôi thường bảo Phi rằng hai anh em không thể để chuyện không hay xảy ra, khi đó sẽ khiến vợ phải buồn lòng. Chúng tôi từ chồng của vợ đã trở thành anh em thân thiết, giống như người thân ruột thịt”, anh Thảo tự hào.

Về phía Phi, khi chồng đầu của vợ xuất hiện, anh có chút hụt hẫng và lo lắng đến chuyện sẽ phải rời đi, “trả lại” vợ cho anh Thảo. Thậm chí anh còn chuẩn bị sẵn tinh thần sẽ bị anh Thảo chửi mắng. Ngờ đâu anh đã nhận được cái bắt tay từ anh Thảo, lời mời sẽ sống chung như người thân.

Một thời gian sau, chị Quy quyết định “chia tay” cả 2 người chồng. Nhưng khi rảnh rỗi, chị thường ghé thăm cả hai với quan điểm “hết tình còn nghĩa”.

Một vợ – 2 chồng ở An Giang 

Chị Tiền (37 tuổi, An Giang) nổi tiếng khắp vùng bởi cuộc sống hôn nhân lạ kỳ. Chị cho biết, anh Hai là chồng cũ, đã ly hôn và cả hai có một con trai chung 15 tuổi.

Sau đó, chị Tiền tình cờ quen anh Kiên – chàng trai kém chị 2 tuổi, bị mẹ bỏ rơi từ nhỏ rồi giới thiệu cho căn trọ sát vách hai mẹ con. Chị còn dành tình cảm đặc biệt cho anh giống như chị gái muốn dang tay bảo vệ em trai.

Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, chàng trai mồ côi mẹ đã nảy sinh tình cảm với người phụ nữ một đời chồng. Anh quyết định tỏ tình và xin được cưới chị Tiền nhưng thất bại. “Tôi giật mình, mắng té tát vào mặt anh ấy: “Cậu đáng tuổi em trai tôi. Thương yêu cái gì?”. Tôi cứ ngỡ anh sẽ tự ái mà bỏ đi, ngờ đâu vẫn tìm mọi cách để tôi gật đầu đồng ý làm vợ anh. Sinh nhật 28 tuổi của tôi, anh mua chiếc nhẫn vàng, hoa hồng và bánh kem để cầu hôn. Tôi đã bật khóc vì quá xúc động, liền đồng ý về chung sống với anh cả đời”, chị Tiền nhớ lại.

3 người phụ nữ nhiều chồng nhất miền Tây, tất cả sống hòa thuận và coi như ruột thịt Ảnh 3
Chị Tiền và người chồng đầu tiên.

Chưa kịp chụp chung tấm ảnh cưới làm kỷ niệm, chị Tiền bất ngờ nhận tin chồng cũ bị tai nạn, cần phẫu thuật não nhưng không có người thân ký giấy cam kết. Chị chẳng nghĩ được gì ngoài việc phải về Sóc Trăng cứu chồng cũ vì hết tình còn nghĩa. Anh Kiên cũng đồng ý theo chị về đó, chấp nhận nhìn cảnh vợ chăm sóc người cũ.

Thời gian ở viện, anh Kiên phụ vợ chăm sóc chồng cũ vô cùng tận tình. Anh vệ sinh, lau rửa, bón cháo qua ống dịch…

Ngày anh Hai xuất viện, chị Tiền day dứt chuyện ai sẽ là người chăm sóc chồng cũ. Lúc này anh Kiên vội vã đưa ra đề xuất đón anh Hai về chăm sóc khiến chị không khỏi bất ngờ. Hiện tại 3 người chung sống với nhau được gần 10 năm trời, không hề có chuyện cãi vã hoặc ghen tuông. Đặc biệt anh Kiên một tay vun vén tổ ấm nhỏ, gồm vợ, chồng cũ, con riêng và con chung.

Nhắc đến chuyện vì sao lại cưu mang và coi chồng cũ của vợ như người thân, anh Kiên bảo: “Duyên nợ! Là duyên nợ đó. Nhiều lúc chính bản thân anh cũng không thể ngờ mình có thể bao dung và làm việc tốt đến thế! “.

“Nhiều lần anh Hai đòi dọn ra ngoài ở để không phiền đến vợ chồng tôi. Khi ấy anh đã thừa nhận rằng luôn coi anh Hai như anh trai bởi cuộc đời của hai người có quá nhiều điểm giống nhau: không có tình thương trọn vẹn của cha mẹ, cùng cảnh ngộ nghèo khó… nên đồng cảm”, chị Tiền chia sẻ.

Ban đầu chị Tiền và anh Kiên làm nghề vé số, kiếm tiền nuôi anh Hai và mấy đứa con. Cuộc sống dù vất vả, thiếu thốn nhiều thứ nhưng luôn tràn ngập tình yêu thương.

Vài năm trở lại đây, anh Kiên quyết định chuyển nghề, đi mọi nơi ghi lại câu chuyện độc lạ như gia đình mình rồi đăng tải lên YouTube. Nhờ đó anh đã trở thành một YouTuber có tiếng ở vùng sông nước, kinh tế ổn định hơn rất nhiều.

Bài viếtKhai Tâm